Người già bị loét da cần phải chăm sóc như thế nào?
Loét tì đè là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Loét da ở người cao tuổi đôi khi được gọi là loét tư thế nằm, gây ra khi lưu lượng máu mao mạch đến da và mô dưới da bị trở ngại. Những vết loét này ban đầu là do áp lực phân phối không bằng nhau trên những vùng bị đè. Do lưu lượng máu giảm, việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho da và các mô bên dưới bị suy yếu. Các tế bào bị chết, phân hủy và hình thành vết loét.
Vết loét có thể ở trên bề mặt, ở lớp biểu bì hay lớp bì, có thể sâu ở các lớp mô dưới da; chúng được phân loại dựa theo giai đoạn phát triển.
Người cao tuổi bị loét da thường phát triển phổ biến nhất trên các vùng da bị đè, nơi mà trọng lượng cơ thể được phân phối trên một vùng nhỏ chêm lót không đầy đủ. Tuỳ theo tư thế của người bệnh khi nằm hay ngồi mà có vị trí đè khác nhau. Khi nằm ngửa, điểm tì lớn nhất là phía sau của xương sọ, khuỷu tay, xương cùng, xương cụt, và gót chân. Khi ngồi, điểm tì lớn nhất là ụ ngồi, và xương cùng. Các dạng loét da ở người cao tuổi do tì đè phát triển nhiều nhất là ở vùng xương cùng, cụt.
Sự tạo thành loét tì thường do áp lực đè tăng và sự chịu đựng giảm:
Tình trạng khả năng vận động bị giảm, hoạt động bị giảm, cảm giác bị giảm làm tăng tình trạng loét tì.
Các yếu tố ngoại lai làm giảm sức chịu đựng của mô và làm tăng sự phát triển loét tì: sự ẩm ướt, sự cọ xát, và lực đè ép.
Các yếu tố góp phần khác là tình trạng thiếu dinh dưỡng, tuổi tác, áp lực ở các tiểu động mạch thấp.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM PHÁT TRIỂN TÌNH TRẠNG LOÉT TÌ
Áp lực
Khi được phân bố không đều, áp lực có thể trở nên lớn hơn áp lực bình thường ở mao mạch (32 mmHg). áp lực càng lớn, và thời gian càng lâu thì tình trạng loét tì sẽ càng tiến triển. Bất kì vật cứng (như giường, ghế) đều tạo áp lực lên da. Khi người bệnh nằm hay ngồi, trọng lực tăng lên trên các vùng xương nhô ra.
Bình thường, một người dịch chuyển trọng lượng cơ thể một cách vô ý thức để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của mao mạch do áp lực bị tăng. Mọi người đều bị tê hay cảm giác bị châm chích ở một vùng mà lưu lượng máu đến bị ngăn cản do tì.
Tuy nhiên, những người mà không có cảm giác, sự đè nén bị tăng, hay không thể tự xoay trở (người bệnh liệt nửa người hay hôn mê) có nguy cơ cao dẫn đến loét tì.
Tình trạng tri giác
Khi người bệnh bị lơ mơ, hôn mê, hay sử dụng các loại thuốc làm thay đổi quá trình nhận thức bình thường, họ không thể tự xoay trở. Do vậy, cần phải được phòng ngừa loét. Những thay đổi về tình trạng tri giác cũng có thể góp phần làm tiêu tiểu không tự chủ, và thiếu khả năng tự chăm sóc, điều này càng làm tăng nguy cơ hình thành loét.
Sự ẩm ướt
Sự ẩm ướt có thể làm cho da dễ bị tổn thương. Da sẽ trở nên mềm khi được tắm rửa liên tục, làm tăng tính nhạy cảm của da với tổn thương và sự nhiễm trùng. Da tiếp xúc liên tục với sự ẩm ướt sẽ dễ bị tổn thương. Sự tiêu, tiểu không tự chủ có thể làm người bệnh nằm trên nước tiểu hay phân. Sự toát mồ hôi hay thiếu sự khô ráo sau khi vệ sinh, đặc biệt trong các nếp gấp da, có thể tăng sự ẩm ướt và làm tăng sự phát triển của vi nấm.
Sự cọ xát, trầy xước
Sự cọ xát, trầy xước xảy ra khi hai bề mặt cọ vào nhau. Khi da cọ xát vào một bề mặt cứng, như một cái giường nhăn nheo, có thể gây một vết trầy xước nhỏ, làm tăng khả năng hình thành loét. Sự bôi trơn da và sự chăm sóc đầy đủ khi nâng đỡ, di chuyển và giữ khô ráo da cho người bệnh có thể làm giới hạn tác nhân gây cọ xát.
Dinh dưỡng và chuyển hóa
Tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm làm tăng nguy cơ tiến triển loét tì. ở những người bệnh mà tình trạng dinh dưỡng bị suy yếu, và các mao mạch trở nên dễ vỡ và khi chúng vỡ thì lưu lượng máu đến da có thể bị suy giảm. Những người bệnh bị suy dinh dưỡng protein huyết tương bị giảm, và chức năng miễn dịch cũng bị giảm. Việc mất mô và khối cơ dưới da có thể tác động đến lớp bảo vệ giữa da và xương, làm tăng nguy cơ hình thành vết loét.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀNH VẾT LOÉT
Sự tuần hoàn và sự oxy hóa
Sự tuần hoàn có liên quan đến vết loét và sự oxy hóa của các mô có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình lành vết loét. Quá trình lành vết loét sẽ chậm lại khi lưu lượng máu tại chỗ bị giảm, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì thì khó lành.
Nồng độ oxy ở động mạch bị giảm sẽ làm thay đổi cả quá trình tổng hợp collagen và quá trình hình thành các tế bào biểu mô. Khi nồng độ hemoglobin bị giảm < 15%, như trong trường hợp bệnh thiếu máu nặng, sự oxy hoá sẽ bị giảm, và sự hồi phục các mô sẽ bị chậm lại. Thiếu máu có thể kết hợp với các bệnh trạng đã có từ trước như tiểu đường hay xơ vữa động mạch sẽ càng làm suy giảm lưu lượng máu lưu thông hơn nữa, và làm chậm quá trình lành vết thương.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết cho quá trình lành vết thương. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình lành vết thương bằng cách ức chế sự tổng hợp collagen. Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên cùng với stress sinh lý – yếu tố góp phần gây thiếu hụt protein. Những người bệnh thiếu hụt protein dễ có khả năng gây các nhiễm trùng vết loét nhất vì chúng làm giảm chức năng của bạch cầu. (Ví dụ: sự thực bào, sự miễn dịch).
Glucose cần thiết đối với việc tăng nhu cầu năng lượng cho các tế bào (đặc biệt là tế bào bạch cầu và nguyên bào sợi).
Chất béo cần thiết vì chúng tạo nên cấu trúc màng tế bào.
Các vitamin và muối khoáng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương, bao gồm những vai trò sau:
Vitamin A đẩy mạnh quá trình biểu mô hóa và tăng quá trình tổng hợp và liên kết các collagen
Vitamin B complex là một yếu tố kết hợp trong hệ thống enzym.
Vitamin C (acid ascorbic) cần thiết cho việc sản xuất collagen. Với số lượng vitamin C bị giảm, sức căng của vết loét sẽ giảm. Acid ascorbic cũng làm tăng sự hình thành mao mạch và làm giảm tính mỏng manh của mao mạch. Nó chống nhiễm khuẩn vì nó giữ vai trò trong đáp ứng miễn dịch.
Vitamin K cần thiết cho sự tổng hợp prothrombin – có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Các khoáng chất như sắt, kẽm, và đồng có liên quan đến quá trình tổng hợp collagen.
Chính vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng và phòng ngừa loét da cho người già là hết sức quan trọng.
Cách phòng tránh loét do tì đè
-
Đánh giá các nguy cơ có thể xuất hiện loét do tì đè: cần chú ý tới những bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh nhân bị hôn mê, liệt, gãy cổ xương đùi, người cao tuổi… Xác định các dấu hiệu báo trước một tổn thương loét như vùng đỏ da, mảng da phù nề. Xoay trở bệnh nhân thường xuyên cách 1-2 giờ. Xoa bóp vùng bị tì đè, nhằm cải thiện tuần hoàn tại chỗ có nguy cơ bị loét.
-
Cho bệnh nhân nằm giường có nệm hơi chống loét. Thay đổi áp lực các đệm hơi. Luôn săn sóc, giữ cho da khô ráo. Giữ vệ sinh không để bẩn (phân, nước tiểu), xoa bóp để giảm thiểu dưỡng tại chỗ.
Chế độ dinh dưỡng phòng loét do tì đè
Những bệnh nhân loét tì đè nên nhận được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả năng lượng,protein, chất lỏng và vitamin và khoáng chất. Nên xem xét lượng dịch tiết từ vết thương để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
Khuyến cáo chung khi chăm sóc dinh dưỡng cho những người bị loét tì đè là 30 đến 35 kcal/kg/ngày, hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ tại30 kcal/kg trọng lượng cơ thể thực tế mỗi ngày là một yếu tố thúc đẩy cho việc chữa lành vết loét áp lực ở giai đoạn III và IV. Khuyến nghị tăng mức năng lượng lên 35 đến 40 kcal/kg mỗi ngày cho những người nhẹ cân hoặc giảm cân không mong muốn.
Bổ sung đủ protein là cần thiết trong tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương. Tuy nhiên, nếu không được cung cấp đầy đủ năng lượng, protein sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế. Lượng protein hàng ngày từ 1,25 đến 1,5g/kg trọng lượng cơ thể thực tế từ các nguồn thực phẩm giàu protein giá trị sinh cao.Cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày để giữ cho bệnh nhân đủ nước và ngăn ngừa mất nước. Lượng chất lỏng tối ưu là 30 đến 35 mL/kg trọng lượng cơ thể thực tế hoặc tối thiểu là 1.500 mL/ngày. Việc bổ sung chất lỏng qua các bữa ăn chính thường là không đầy đủ, do đó, tích cực hỗ trợ lượng chất lỏng cho bệnh nhân qua các bữa phụ. Ngoài ra, bệnh nhân trong phòng điều hòa có thể có nhiều nguy cơ bị mất nước hơn và cần được đánh giá để có nhu cầu chất lỏng lớn hơn.
Phương pháp điều trị loét da HIỆU QUẢ - AN TOÀN hiện nay được nhiều gia đình lựa chọn cho người già, người bệnh nằm liệt
Sử dụng Cao Dán Đông Y gia truyền để điều trị cho người bị loét da tại nhà do bị liệt nằm lâu ngày đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng và hồi phục nhanh chóng
Với Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy thì việc điều trị loét da bị hoại tử giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn đối với bệnh nhân và ít tốn kém so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da bị hoại tử, mất da cho bệnh nhân nhà thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH
- Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
- Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
Cao dán Đông y gia đình Bs Tuy có:
Thành phần kháng sinh tự nhiên được chiết xuất từ thảo dược, khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không gây cảm giác nóng như các loại cao dán khác) Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
Cơ chế tác dụng Cao dán Đông y gia đình Bs Tuy.
Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích vị trí được dán cao tập trung Bạch cầu, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đã xâm nhập, sinh sôi ở vị trí tổn thương đồng thời tiêu diệt vi khuẩn bắt đầu xâm nhập. Cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng cường tưới máu để cung cấp Oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết Bỏng, lở loét ngoài da, vết mổ không liền, mụn nhọt, áp xe… bằng Cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ, tái tạo tổ chức da trong việc lấp đầy miệng vết lở loét, hoại tử, vết thương hở, vết bỏng...
Rất nhiều bệnh nhân đã được điều trị loét da tại nhà khỏi hoàn toàn.
1. Điều trị lở loét vùng cùng cụt tại nhà .
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/cham-soc-benh-nhan-loet-ty-de.html
2. Lở loét hoại tử vùng hông.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/tham-lai-benh-nhan-dieu-tri-loet-do-nam-lau-sau-hon-5-thang-khoi-benh.html
3. Lở loét ngoài da.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết. https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-lo-loet-vung-cung-cut-tren-benh-nhan-bi-parkinson.html
4. Lở loét da vùng xương cụt.
Hãy ấn vào ảnh hoặc vào đường dẫn để xem bài viết.https://caodanvetthuong.vn/dieu-tri-lo-loet-ngoai-da-cho-nguoi-cao-tuoi.html